Hanoi, July 20, 2022 – Lukas Schoeneck, Board member of the German Business Association in Vietnam (GBA) attended a high-level event organized by the German Embassy Hanoi together with the International Labour Organization (ILO) and the Deutsche Gesellschaft für internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH to provide information on the German Supply Chain Due Diligence Act (Lieferkettensorgfaltspflichtengesetz) and its impact on Vietnamese companies that are part of a supply chain of German companies, attracted great interest. Participants were stakeholders from technically responsible Vietnamese ministries, the business community, employers’ and business associations, trade unions, UN organizations and academia.
The aim of the law, which will apply from 2023, is to improve the protection of human rights along global supply chains and, among other things, to prevent child and forced labor and ban substances that are hazardous to people and the environment. But the focus is also on occupational safety, protection against discrimination, sufficient wages and appropriate working hours. The law requires German companies to establish appropriate and effective risk management for their supply chains that is integrated into all relevant business processes. Risk management is effective when human rights and environmental risks are identified, prevented, minimized or ended.
Companies in Vietnam can also be indirectly affected if they are part of a supply chain of a German company that must comply with the Supply Chain Due Diligence Act.
In the first part of the event, the law was presented, and its background discussed. The second part already focused on the exchange with companies and associations from different industries and their experiences and wishes regarding sustainable global supply chain management. The focus was also on the wide range of assistance and support offered by international cooperation organizations such as the ILO, GIZ, UNDP and GBA in order to make business activities in supply chains in Vietnam environmentally and socially compatible. The helpdesk that will be set up with the help of GIZ at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) in Hanoi in the coming months – with a comprehensive range of support services for implementing due diligence requirements – attracted great interest.
German Ambassador to Vietnam Dr. Guido Hildner stated: “The Supply Chain Due Diligence Act also gives Vietnam the chance to gain a locational advantage on the world markets. Strong environmental and labor laws and even more effective enforcement can thus become a locational advantage for Vietnam, no longer just low production costs. This also improves the situation for workers and the environment in Vietnam.”
GBA Board member Lukas Schoeneck said in a statement: “The German Supply Chain Due Diligence Act will affect the German and Vietnamese business community from different perspectives when being part of a German supply chain. An appropriate risk management in regards of human rights and environmental risks beyond tier1suppliers will need to be assessed by affected market players in the future”
|Tiếng Việt bên dưới|
Ngày 20/7/2022 vừa qua, một cuộc Hội thảo được tổ chức tại Đại sứ quán Đức và đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong hội thảo này Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, cùng với ILO và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), đã thông báo về Luật của Đức về Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và những tác động của nó đối với các doanh nghiệp Việt Nam là một phần trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Đức. Trong số những người tham dự có đại diện của các bộ chuyên ngành, giới kinh tế, các hiệp hội của bên sử dụng lao động và của người lao động, các tổ chức của Liên hiệp quốc và giới khoa học.
Mục tiêu của Đạo luật này là từ năm 2023 cải thiện công tác bảo vệ các quyền con người trong chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn ví dụ như tình trạng lao động trẻ em và cưỡng bức lao động, cấm những chất có hại cho con người và môi trường. Nhưng chống phân biệt đối xử, trả lương đủ sống và thời gian làm việc đúng mức cũng là trọng tâm của Đạo luật. Đạo luật này yêu cầu các doanh nghiệp Đức xây dựng một cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả và phù hợp cho các chuỗi cung ứng của mình và lồng ghép cơ chế đó vào tất cả những chu trình sản xuất, kinh doanh quan trọng. Quản lý rủi ro được coi là có hiệu quả, nếu nhận biết, phòng ngừa, giảm thiểu hoặc chấm dứt được những rủi ro đối với các quyền con người và môi trường.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có thể bị tác động gián tiếp, nếu họ là một phần của chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp Đức là doanh nghiệp phải chú trọng đến Luật nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.
Phần thứ nhất của hội thảo đã giới thiệu Đạo luật này và đề cập đến những bối cảnh của nó. Ngay trong phần thứ hai đã trao đổi với các doanh nghiệp và hiệp hội từ các ngành khác nhau về những kinh nghiệp và mong muốn của họ đối với việc quản lý bền vững chuỗi cung ứng toàn cầu. Hội thảo cũng đã nhấn mạnh những chương trình hỗ trợ và trợ giúp đa dạng của các tổ chức hợp tác quốc tế như ILO, GIZ và UNDP về việc kiến tạo hoạt động doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng ở Việt Nam thân thiện với môi trường và xã hội. Những người dự hội thảo đã rất quan tâm đến cơ sở tư vấn sẽ được thành lập trong những tháng tới tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Hà Nội với sự trợ giúp của GIZ – với một chương trình hỗ trợ toàn diện để thực thi Luật nghĩa vụ thẩm định.
TS. Guido Hildner, Đại sứ Đức tại Việt Nam nhấn mạnh: “Luật nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cũng tạo ra cho Việt Nam cơ hội về lợi thế địa điểm trên thị trường thế giới. Như thế những đạo luật mạnh mẽ về môi trường và lao động và việc thực thi hiệu quả hơn nữa có thể trở thành một lợi thế địa điểm của Việt Nam, chứ không còn chỉ là chi phí sản xuất thuận lợi nữa. Điều đó cũng cải thiện tình trạng của người lao động và môi trường ở Việt Nam”.
Thành viên Ban Lãnh Đạo GBA Lukas Schoeneck cho hay: “Đạo luật về sự siêng năng của chuỗi cung ứng của Đức sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp Đức và Việt Nam từ những khía cạnh khác nhau khi là một phần của chuỗi cung ứng Đức. Việc quản lý rủi ro thích hợp liên quan đến quyền con người và rủi ro môi trường ngoài các nhà cung cấp cấp 1 sẽ cần được các bên tham gia thị trường bị ảnh hưởng đánh giá trong tương lai”
©️ German Embassy Hanoi